Random News

CHÚNG TÔI CÒN NHIỀU LOẠI SIZE HÀNG MÁC KHÁC NHAU. VUI LÒNG CALL HOTLINE.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Nhiệt luyện thông thường

Ủ.
Ủ là công nghệ nhiệt luyện bằng cách nung vật gia công tới trên nhiệt độ giới hạn, với thép các bon, thông thường nung nóng tới 790 độ C - 870 độ C, giữ nhiệt một thời gian, sau đó để nguyên cho nguội theo lò, hoặc vùi trong cát hay vôi bột cho nguội dần.
Ủ để làm gì? Một là để thay đổi tổ chức, làm mịn tinh thể. Do sau khi đúc hoặc rèn xong, trong thép thường vẫn hình thành những tổ chức thô và không đều đặn, khiến cho cường độ và tính dẻo đều giảm đi, sau khi ủ, có thể làm tổ chức tế vi của thép đều đặn lại, tinh thể cũng mịn hơn và từ đó nâng cao được tính năng cơ học của chi tiết. Hai là loại trừ được ứng lực trong của chi tiết. Vật liệu thép sau khi đúc, rèn, hàn... do nóng lạnh không đều, biến dạng từng chỗ khác nhau nên sinh ra một ứng lực trong tương đối lớn. Ứng lực đó không được loại bỏ sẽ làm cho vật liệu biến dạng quá độ thậm chí dẫn đến gãy nứt. Qua việc xử lý bằng cách ủ, ứng lực trong đó sẽ bị loại trừ. Ba là làm giảm độ cứng của vật liệu, tiện cho việc gia công. Thép các bon cao và một số thép hợp kim có lúc cường độ tương đối cao, khó gia công cắt gọt. Nếu được đem ủ, độ cứng của vật liệu sẽ giảm đi khiến việc gia công cắt gọt dễ dàng hơn.

Khi ủ vật liệu, không hẳn cả ba mục đích trên đều được thực hiện. Quy phạm công nghệ ủ cho vật liệu phải được xác định theo yêu cầu cụ thể. Căn cứ vào thành phần của thép, tổ chức ban đầu của nó cũng như mục đích nhiệt luyện, công việc củ có thể chia ra làm các loại là: Ủ cho đều tổ chức, ủ hoàn toàn ủ để cầu hóa, ủ đẳng ôn, ủ khử ứng lực và ủ tái kết tinh..Nếu như chỉ ủ để khử ứng lực cho vật đúc, vật rèn, thì thông thường người ta chọn các ủ khử ứng lực, tức là nung vật gia công nóng lên tới 500-600  độ C giữ ở nhiệt độ đó một thời gian rồi để cho nguội theo lò tới 200-300 độ C rồi cho ra lò, muốn loại bỏ hiện tượng tăng cường và độ cứng tăng lên mà độ dẻo lại thấp xuống do tình trạng biến dang nguội gây nên, người ta áp dụng rộng rãi ủ tái kết tinh, tức là nung nóng vật gia công lên 600-=700 độ C, sau khi giữ nhiệt thì cho nguội dần, độ dẻo của vật gia công sẽ trở lại như cũ.

RAM:
Ram là công nghệ nhiệt luyện bằng cách nung vật gia công lên quá nhiệt độ giới hạn, như thép các bon thì nung tới 600-700 độ C rồi giữ nhiệt sau một thời gian, sau đó để nguội đi trong không khí tĩnh lặng.
Ram cũng có tác dụng như ủ, chỉ khác ở chỗ ram thì để nguội đi trong không khí và nguội đi tương đối nhanh, tinh thể trong tổ chức vi của kim loại có được tương đối mịn, cường độ, độ cứng cũng cao hơn cách ủ. Ram là một công nghệ nhiệt luyện đơn giản lại rất kinh tế. Với vật liệu là thép các bon thấp, người ta thường ram mà không ủ, như vậy không những có được tính năng cơ học và tính năng cắt gọt như ý muốn, mà năng suất lại cao, lại không phải dùng thiết bị gì. Đối với những chi tiết kết cấu thông thường, có thể dùng cách ram là biện pháp nhiệt luyện sau cùng. Ram thép các bon cao có thể coi là sự chuẩn bị cho bước tôi sau này, để đề phòng vật liệu bị nứt khi tôi, đó là thứ nhiệt luyện dự bị.
Tôi
Tôi là công nghệ nhiệt luyện bằng cách nung vật liệu quá nhiệt độ giwosi hạn như với thép các bon thì nung tới phạm vi 790 -960 độ C giữ nhiệt một thời gian rồi làm nguội nhanh bằng những dung môi khác nhau.
Mục đích của tôi là để năng cao độ cứng và độ chịu mài mòn của thép. Các loại công cụ như dao cắt gọt, dụng cụ đo, khuôn mẫu... cũng như một số chi tiết máy đều cần nhiệt luyện bằng cách tôi.
Tôi vật liệu thép các bon thông thường làm nguội bằng nước, bởi tốc độ làm nguội của nước là tương đối nhanh mà lại rẻ tiền. Nếu trong nước làm nguộ đó có pha thêm muối vào nữa thì khả năng làm nguội lại càng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên tốc độ làm nguội thép hợp kim mà quá nhanh sẽ gây biến dạng hoặc nứt gãy mạnh, cho nên thông thường dùng chất làm nguội chậm hơn nước là dầu để làm nguội.
Về phương pháp thì có các cách tôi như: Tôi một chất lỏng, tôi 2 chất lỏng, tôi phân cấp, tôi đẳng ôn...
Vật liệu sau khi tôi có đạt tới độ cứng, độ chịu mài mòn tương đối cao hay không, ngoài việc có liên quan đến cách chọn công nghệ tôi, còn có quan hệ tới hàm lượng các bon và các nguyên tố hợp kim khác trong thép nữa thông thường thép ccs bon cao và thép hợp kim hiệu quả ủ tương đối tốt.
Cần chú ý, để năng cao hiệu quả khi tôi vật liệu, sau khi tôi xong, vật liệu phải được hóa già.

Hóa già:
Hóa già là công nghệ nhiệt luyện bằng cách nung vật liệu đã tôi tới nhiệt độ giới hạn, sau hi giữ nhiệt, để vật liệu tự nguội trong không khí.
Trong việc sản xuất chi tiết máy, tôi và hóa già là hai bước công nghệ liên hệ chặt chẽ với nhau. Vật liệu sau khi tôi, tuy có được độ cứng tương đối cao, nhưng độ dẻo lại hơi thấp và trong khi tôi do làm nguội nhanh, nên ứng lực trong của nó tương đối lớn, qua việc xử lý bằng hóa già, một mặt có thể làm giảm thậm chí loại bỏ được ứng lực trong, mặt khác, có thể nâng cao được độ dẻo, giảm đáng kể độ cứng của vật liệu, khiến cho vật gia công có được tính năng cơ học tổng hợp tương đối tốt.
Thao tác trong công nghệ hóa già chủ yếu là không chế nhiệt độ hóa già, nhiệt độ hóa già càng cao, độ dẻo của chi tiết càng tốt, ứng lực trong càng nhỏ, nhưng theo đó, độ cứng của chi tiết giảm đi càng nhiều. Theo nhiệt độ hóa già khác nhau, việc hóa già chia ra ba loại:
Hóa già nhiệt độ thấp: mục đích là để giảm ứng lực trong và độ giòn mà lại giữ được độ cứng và độ chịu mài mòn tương đối cao. Hóa già nhiệt độ thấp chủ yếu là để hóa già cho các loại dao cụ và dụng cụ đo lường.

Hóa già ở nhiệt độ trung bình:Các loại lò xo khuôn rèn thường áp dụng cách hóa già này.
Hóa già ở nhiệt độ cao.




0 nhận xét: